Số 6 ngõ 8, Phố Văn Phú, Phường Phú La, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội

Đăng ký / Đăng nhập

Theo dõi chúng tôi

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh [Linh kiện, Sơ đồ mạch điện]

Ngày nay, tủ lạnh gần như đã trở thành một thiết bị bảo quản thực phẩm không thể thiếu trong căn bếp mỗi gia đình. Vậy bạn đã biết cấu tạo, nguyên lý hoạt động tủ lạnh như thế nào chưa? Cùng muasamdienmay.vn tìm hiểu chi tiết về các bộ phận của tủ lạnh qua bài viết ngay sau đây nhé.

Hệ thống làm lạnh chung và độc lập ở tủ lạnh

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh thế nào, chúng ta cần hiểu được sự khác nhau giữa tủ lạnh thời trước và ngày nay. Với tủ lạnh trước đây, dù là loại tủ 1 hay 2 ngăn thì cũng chỉ sử dụng chung một hệ thống làm lạnh và được lưu thông giữa các ngăn cho các nhiệm vụ làm đông và làm mát. Với việc sử dụng chung hệ thống làm lạnh sẽ giúp tiết kiệm điện nhưng hiệu quả hoạt động làm lạnh lại không cao, dễ xảy ra trục trặc kỹ thuật hơn so với làm lạnh độc lập ở tủ lạnh ngày nay.

Trên thị trường hiện nay, đa số tủ lạnh sử dụng hệ thống làm lạnh riêng cho từng ngăn nhằm mang lại hiệu quả tối đa cho mỗi nhiệm vụ: làm đá, đông mềm, làm mát,... Với hệ thống làm lạnh độc lập sẽ giúp tủ lạnh hoạt động ổn định, hiệu quả hơn hẳn. Thực phẩm sẽ không bị khô khi để trong ngăn mát, tủ lạnh không bị đóng tuyết và hiệu suất làm lạnh cao hơn nhiều.

nguyên lý hoạt động của tủ lạnh với dàn lạnh độc lập hoặc chung

Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh với dàn lạnh độc lập hoặc chung

Cấu tạo của tủ lạnh gồm các bộ phận nào?

Cấu tạo của tủ lạnh thông thường gồm các bộ phận cơ bản như:

Cấu tạo tủ lạnh ra sao?

Cấu tạo tủ lạnh ra sao?

1. Dàn ngưng (dàn nóng)

Đây là thiết bị trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh (gas lạnh) ngưng tụ cùng với môi trường làm mát (nước hoặc không khí). Bộ phận này có tác dụng chính là thải nhiệt của môi chất lạnh ngưng tụ ra bên ngoài môi trường. Chất liệu chế tạo ra dàn nóng thường được làm bằng sắt, đồng và có cánh tản nhiệt.

Thông thường sẽ lắp đặt dàn ngưng với một đầu (đầu vào) được lắp vào đầu đẩy máy nén, đầu còn lại (đầu môi chất lỏng ra) được lắp vào phin sấy lọc trước khi được nối với ống mao.

>>> XEM NGAY: Công suất tủ lạnh bao nhiêu W? Công suất tủ lạnh Samsung, Panasonic

2. Máy nén (block)

Tủ lạnh thường trang bị máy nén loại một hoặc hai pittong, áp dụng cơ cấu quay tay thanh truyền để biến chuyển động quay thành các chuyển động tịnh tiến qua lại của pittông.

Máy nén sẽ hút hết hơi môi chất lạnh được tạo ra ở dàn lạnh, đồng thời với đó duy trì áp suất cần thiết cho sự bay hơi tại nhiệt độ thấp. Bên cạnh đó, nó cũng nén hơi từ áp suất bay hơi lên áp suất ngưng tụ, sau đó đẩy vào dàn ngưng.

3. Chất làm lạnh bên trong tủ lạnh (Gas)

Là chất lỏng dễ bay hơi được đặt bên trong tủ lạnh để tạo ra nhiệt độ lạnh. Nhiều hệ thống lắp đặt công nghệ sử dụng loại amoniac tinh khiết như là chất làm lạnh. Nhiệt độ bay hơi của chất này ở khoảng mức -27 độ C.

4. Dàn bay hơi (dàn lạnh)

Được xem là thiết bị trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh với môi trường cần làm lạnh. Bộ phận này làm nhiệm vụ thu nhiệt của môi trường lạnh rồi cấp cho môi chất lạnh sôi ở nhiệt độ thấp. Nó sẽ được lắp sau ống mao hoặc van tiết lưu, phía trước máy nén trong hệ thống lạnh.

5. Sensor nhiệt cảm ứng lạnh

Bộ phận này nằm phía trên ngắn đá, có vai trò nhập mạch điện nếu đã có đủ nhiệt độ lạnh và khi đến nhiệt độ nhất định sẽ xả đá bên trong tủ lạnh. Thường thì Sensor cảm ứng từ -40 độ C đến -70 độC. Nhiệt độ trong tủ nếu quá 75 độ C thì cầu chì sẽ tự động đứt nhằm ngắt mạch hoàn toàn trong tủ. Do đó, nếu tủ lạnh không có bộ phận này thì phần nhựa bên trong sẽ bị hỏng khi phần xả đá không chịu ngắt.

6. Motor quạt ngăn đá

Motor quạt ngăn đá có chức năng lấy gió trao đổi nhiệt lạnh trong tủ. Nó giúp thổi một phần hơi lạnh từ ngăn đá xuống ngăn bên dưới và chỉ có ở những loại tủ lạnh không đóng tuyết.

7. Timer hẹn giờ

Bộ phận này nằm ở sau lưng tủ trong phần hộp điện kế bên Compressor hoặc nằm trong ngăn rau quả tùy vào model thiết kế. Tác dụng của chúng là chạy theo chu trình 8 – 12h nhằm chuyển mạch ngắt Compressor sang chế độ xả đá.

>>> THAM KHẢO NGAY: Bảng Trị số cảm biến tủ lạnh Sharp, LG, Samsung, Toshiba dòng Inverter

8. Bo mạch điều khiển

Thường xuất hiện trên dòng tủ lạnh inverter với chức năng chính là kiểm soát, điều khiển những chức năng của tủ lạnh. Đây được xem là bộ phận quan trọng nhất thực hiện các thao tác trên tủ. Mỗi hãng sẽ có thiết kế khác nhau với bộ phận này.

9. Các linh kiện trong tủ lạnh khác

  • Quạt dàn lạnh: giúp thổi không khí xuyên qua dàn bay hơi, nâng cao hiệu quả hấp thụ nhiệt của dàn này. Đồng thời làm nhiệm vụ đưa khí lạnh lưu chuyển đều trong tủ. Hoạt động song song cùng với máy nén.
  • Quạt dàn nóng: giúp dàn ngưng xả nhiệt ra bên ngoài.
  • Bộ phận xả đá: gồm một thanh nhiệt điện trở và một rơ-le nhiệt cùng một timer điều khiển. Đảm nhiệm vai trò làm giảm hiện tượng đóng tuyết ở dàn lạnh.
  • Van tiết lưu: nằm giữa dàn nóng và lạnh, có tác dụng hạ áp cho môi chất lạnh (chuyển gas từ thể lỏng sang khí).
  • Đường ống dẫn gas: dẫn gas lạnh, thường được làm bằng đồng (dễ uốn, dễ hàn và có độ bền cao).

Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh

Bước 1: Nén khí gas tại bộ phận máy nén

Tủ lạnh có một máy nén sử dụng để nén môi chất làm lạnh lên áp suất và nhiệt độ cao. Lúc này, môi chất lạnh đang ở thể khí.

Bước 2: Ngưng tụ ở dàn nóng

Sau khi đi qua bộ phận máy nén, môi chất sẽ được đẩy tới dàn nóng. Tại đây, môi chất có áp suất và nhiệt độ cao được không khí làm mát rồi ngưng tụ thành chất lỏng với áp suất cao và nhiệt độ thấp. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi xảy ra quá trình tỏa nhiệt để ngưng tụ, do vậy khi bạn sờ tay vào bên hông của tủ lạnh - nơi đặt dàn ngưng tụ sẽ cảm thấy nóng.

Bước 3: Giãn nở

Tiếp theo đó, môi chất lỏng áp suất cao sẽ đi qua thiết bị giãn nở (van tiết lưu). Dưới tác dụng của van tiết lưu môi chất biến từ áp suất cao và nhiệt độ thấp chuyển sang áp suất thấp và nhiệt độ thấp.

Bước 4: Hóa hơi tại dàn lạnh

Tại đây, môi chất lạnh sẽ nhận nhiệt nóng từ không khí bên trong tủ lạnh để hóa hơi. Trong quá trình hóa hơi, môi chất thực hiện thu nhiệt của không khí trong tủ lạnh và làm lạnh môi trường bên trong tủ. Sau quá trình hóa hơi, khí gas sẽ trở lại máy nén để tiếp tục một chu kỳ mới.

Tủ lạnh có nguyên lý hoạt động như thế nào?

Tủ lạnh có nguyên lý hoạt động như thế nào?

Phân loại tủ lạnh

1. Theo công nghệ Inverter

Gồm có tủ lạnh inverter và loại non-inverter (tủ lạnh không ứng dụng công nghệ inverter)

Inverter là công nghệ nén biến tần có tác dụng điều khiển các hoạt động của tủ lạnh như làm lạnh, khử mùi,... giúp tránh những tiêu hao điện năng không đáng có. Nó sẽ tự động điều chỉnh vòng quay để duy trì nhiệt độ luôn được ổn định mà không cần phải khởi động lại. Tủ lạnh inverter rất tiết kiệm điện năng, vận hành êm ái và bền bỉ hơn so với tủ lạnh thông thường, không sử dụng công nghệ inverter.

2. Theo tình trạng đóng tuyết

Bao gồm tủ lạnh đóng tuyết và tủ không đóng tuyết.

Tủ lạnh đóng tuyết áp dụng cơ chế làm lạnh trực tiếp thông qua hệ thống máy nén. Trong khi đó, tủ lạnh không đóng tuyết lại làm lạnh theo cơ chế bằng quạt. Nhìn chung, loại tủ không đóng tuyết mang đến nhiều ưu điểm hơn như tiết kiệm điện năng, làm lạnh nhanh, bảo quản thực phẩm hiệu quả nhưng đồng thời giá thành lại khá cao.

Tham khảo cách sử dụng tủ lạnh hiệu quả và tiết kiệm nhất

Tủ lạnh sử dụng công nghệ Inverter

>>> ĐỌC NGAY: Tủ lạnh 1 tháng hết bao nhiêu số điện [Tủ mini, tủ 90 - 180 lít]

Sử dụng tủ lạnh sao cho hiệu quả và tiết kiệm điện nhất

Tham khảo cách sử dụng tủ lạnh hiệu quả và tiết kiệm nhất

Tham khảo cách sử dụng tủ lạnh hiệu quả và tiết kiệm nhất

  • Đảm bảo tủ lạnh được đặt ở vị trí cách tường tối thiểu 10cm để bảo đảm luồng không khí, nhiệt độ của tủ được lưu thông tốt trong quá trình làm mát dàn lạnh.
  • Không nên bảo quản quá nhiều thực phẩm bên trong tủ cũng như không che kín các giá để thực phẩm để có đủ không gian cho không khí trong tủ được lưu thông tốt.
  • Hạn chế việc mở cửa thiết bị quá nhiều lần liên tục và thời gian mở lâu quá mức cần thiết.
  • Vệ sinh thường xuyên tủ lạnh. Sau khi đã biết cấu tạo tủ lạnh, bạn có thể dễ dàng vệ sinh tủ để lau chùi các bộ phận để hạn chế vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Nên thực hiện công việc này định kỳ từ 15 – 30 ngày/ lần.
  • Nếu nghe thấy tiếng kêu khi tủ lạnh tắt hoặc khởi động thì có thể các ốc vít của dàn lạnh đã bị lỏng. Lúc này, bạn cần ngắt điện và đệm thêm miếng cao su vào ốc và siết chặt lại.
  • Bỏ túi hoặc hộp kín với các loại thực phẩm mặn hay có mùi trước khi cho vào tủ lạnh để hạn chế phát tán mùi hay bay hơi muối gây hiện tượng ăn mòn tủ lạnh.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã dễ dàng hình dung được cấu tạo tủ lạnh cũng như nguyên lý hoạt động của tủ lạnh ra sao. Đừng quên theo dõi nhiều bài viết khác trên Mua sắm điện máy để biết thêm nhiều kiến thức thú vị khác nhé.

Đánh giá của bạn:

Bình luận

0/5

Đã có 0 bình luận và đánh giá

Bạn đánh giá bài viết này bao nhiêu sao ?

Thông tin bình luận

Họ tên không được để trống

Số điện thoại không được để trống

Số điện thoại không đúng định dạng

Email không được để trống